Địa danh Đakao có phải xuất phát từ Đất Hộ?

Đúng vậy. Thời Pháp thuộc, có giai đoạn hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được sáp nhập lại thành “Địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn” (Région de Saigon – Cholon) với tổ chức bên dưới là các hộ (quartier), tương đương cấp tổng ở các tỉnh. Người đứng đầu một hộ gọi là Hộ trưởng (Chef de quartier). Tên gốc của vùng đất Đakao ngày nay là Đất Hộ (đất của hộ hoặc đất do hộ quản lý). Trong sách báo và các văn bản thời trước, người Pháp đã phiên âm địa danh Đất Hộ thành Đakao. Trên thực tế địa danh Đakao chỉ phổ biến rộng tại Sài Gòn từ thập niên 1950-1960 trở về sau.

Ở thành phố cũng có một vài địa danh bị “biến âm” tương tự như: địa danh Láng Thọ viết thành Langto rồi Việt hóa thành Lăng Tô; địa danh Chí Hòa, người Pháp viết là Kihoa, một số người Việt đọc thành Kỳ Hòa; địa danh Thuận Kiều người Pháp viế thành Tong-kéou và có người đã “chuyển” thành Đông Khẩu.

Trích Hỏi đáp về Sài Gòn – TPHCM – Tập 1

Leave a comment